Tổ yến ngày nay là thực phẩm được các mẹ ưa chuộng cho các bé nhà mình sử dụng bởi sự giàu dinh dưỡng có trong tổ yến. Tuy nhiên, có nhiều mẹ chưa biết hay chưa hiểu rõ các cách chưng tổ yến cho bé sao cho giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất mà vẫn đem lại sự thơm ngon và dễ ăn nhất cho các bé. Cùng tham khảo bài viết này để biết được top những cách chưng tổ yến cho bé bổ dưỡng nhất nhé!
Nội dung bài viết
Những điều cần biết về tổ yến
Tổ yến chính là tổ của con chim yến. Thời xa xưa, tổ yến thường được tìm thấy trên vách đá, hang động nơi chim yến sinh sống, cũng bởi vậy tổ yến còn có cách gọi khác là yến sào, bởi từ “sào” trong tiếng Hoa tức là hang, động, sào huyệt. Cũng vì đặc thù này nên việc khai thác tổ yến gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm, dẫn đến giá thành sản phẩm tương đối cao.
Vào mùa sinh sản, chim yến trống và chim yến mái sẽ bắt đầu làm tổ để chuẩn bị chào đón chim con ra đời. Khi làm tổ, chim yến tiết ra nước bọt có dạng sợi như sợi tơ, sau khi tiếp xúc với không khí những sợi này sẽ bị đông cứng lại gắn chặt vào vách đá hoặc trần nhà dệt thành tổ, có hình dạng như vỏ sò và có màu trắng đục.
Xem thêm : Hướng dẫn cách chưng yến bằng nồi điện đơn giản, thơm ngon
Lợi ích của tổ yến đối với các bé
Như chúng ta đã biết, tổ yến không chỉ tốt với mỗi người lớn mà còn có vô vàn những lợi ích đối với trẻ em, như:
- Có hàm lượng cao các chất cần thiết cho cơ thể bé như: Protein, các loại Acid Amin và các nguyên tố vi lượng khác như Canxi và Fe hỗ trợ bé phát triển xương và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Tăng cường sức đề kháng: Trong tổ yến có thành phần Cr sẽ giúp các bé kích thích chức năng tiêu hóa, giúp hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn qua màng ruột tăng sức đề kháng tránh các bệnh cảm, ốm vặt,… và tránh suy dinh dưỡng.
- Cải thiện hệ hô hấp: Yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, có khả năng tác động trực tiếp đến vị và phế nên nhanh chóng giúp củng cố sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch, chữa lành các tổn thương trong hệ hô hấp.
- Giúp hệ xương của bé chắc khỏe: Trong yến sào có chứa nhiều lượng canxi, đồng và kẽm cao giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, giúp hệ xương, khớp của bé ngày càng phát triển tối ưu.
- Tăng cường phát triển trí não của bé: Các vi chất dinh dưỡng quan trọng như: Mn, Cu, Zn, Br rất có ích cho quá trình ổn định thần kinh, kích thích và thúc đẩy hệ tuần hoàn máu giúp tăng cường trí nhớ của bé. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh, sử dụng tổ yến đều đặn và hợp lý sẽ giúp phát triển hệ thống trí não, ổn định tinh thần và giúp nhớ lâu hơn.
Bé mấy tuổi ăn được tổ yến sào?
Trong giai đoạn cơ thể chưa phát triển ổn định và hệ miễn dịch còn yếu, các bé cần được bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu phát triển về thể lực, hệ miễn dịch và trí não. Tổ yến là phương pháp thích hợp nhất để các bé có thể phát triển đúng, đủ và thậm chí vượt bậc các yếu tố trên. Tuy nhiên, không phải ở độ tuổi nào cũng ăn được tổ yến sào, vì thế, các mẹ cần phải tìm hiểu và lưu ý các độ tuổi sau đây của bé để sử dụng tổ yến sào đúng nhất nhé!
Bé dưới 6 tháng tuổi:
Ở độ tuổi này không nên cho bé dùng tổ yến sào bởi hệ tiêu hóa của bé lúc này chưa hoàn thiện nên không thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Giai đoạn này các bé chỉ nên bú sữa mẹ, hoặc sữa công thức.
Bé từ 6-12 tháng tuổi:
Giai đoạn này bé đang ăn dặm nên tập ăn rau, thịt, cá trước. Việc sử dụng tổ yến sào lúc này không thực sự cần thiết và phù hợp vì nó có thể gây ra các chứng đau bụng do hệ tiêu hóa không thể xử lý hết chất dinh dưỡng. Nếu vẫn muốn bổ sung yến sào cho bé, có thể chưng tổ yến rồi cho vào sữa bột cho các bé uống.
Bé từ 1-3 tuổi:
Dùng yến sào ở độ tuổi này sẽ giúp các bé củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lại các bệnh về hô hấp,… Các mẹ nên kết hợp tổ yến chung với sữa rồi cho bé sử dụng đều đặn cách 1 ngày dùng 1 lần. Trong độ tuổi này chỉ nên cho bé dùng khoảng 50g tổ yến trong vòng 1 tháng.
Bé từ 3-10 tuổi:
Các bé ở độ tuổi này thường hay mắc các bệnh như: ho, cảm lạnh, bệnh cúm, sổ mũi,… dùng yến sào sẽ giúp bé có sức đề kháng cao hơn. Nên cho bé dùng đều đặn 100g yến trong 1 tháng và ăn đều đặn cách 1 ngày ăn 1 lần.
Từ 10 tuổi trở lên:
Các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, độ tuổi này các bé có thể sử dụng yến sào liều lượng tương đương người lớn vì thể trạng của bé lúc này đang phát triển rất mạnh mẽ.
Xem thêm : Bật mí cách bảo quản tổ yến không lo hư hỏng, mất chất
Cách sơ chế tổ yến
Ngày nay, các gia đình có thể dễ dàng chọn mua tổ yến tinh chế để về sử dụng, tuy nhiên tổ yến tinh chế có giá thành không hề rẻ và nhiều gia đình sợ có chất bảo quản. Vậy nên, tự mua tổ yến tươi về tự sơ chế và chưng là yên tâm và đảm bảo nhất.
Cần chuẩn bị:
- 1 chậu nước sạch
- 1 cái nhíp hoặc kẹp gắp để nhặt lông yến
- 1 cái rây sạch, có lỗ nhỏ
- 1 cái thìa
- 1 cái đĩa to
- 1 bát ăn cơm nước sạch
Cách nhặt và làm sạch lông tổ yến:
- Bước 1: Ngâm tổ yến trong chậu nước sạch trong khoảng 60-80 phút, tùy theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến cho đến khi yến tơi ra.
- Bước 2 : Tổ yến sau khi ngâm thì để ráo nước, đặt vào đĩa trắng lớn và chuẩn bị 1 bát nước sạch. Tiếp theo, tiến hành nhặt những sợi lông lớn, các tạp chất (đất, vôi, gỗ,…) và một số lông kim (lông nhỏ khó nhặt). Bát nước sạch ta dùng để nhúng đầu nhíp vào khi nhặt lông.
- Bước 3: Sau khi nhặt lông ở lần đầu tiên đã tương đối sạch, khi đó tổ yến còn một số lông kim và tạp chất nhỏ khó nhặt còn sót lại, tiến hành gắp từng phần yến để vào ray và đặt 1 tô nước. Dùng muỗng khuấy nhẹ sẽ làm rơi những lông kim khó nhặt và hạn chế để tổ yến tiếp xúc nước quá lâu dễ làm mất đi những chất bổ dưỡng có trong tổ yến. Cứ thế làm hết phần còn lại.
- Bước 4: Tiếp tục nhặt lông lần cuối tương tự ở bước 3. Tiến hành nhặt sạch nốt phần lông, tạp chất còn lại đến khi tổ yến sạch hoàn toàn.
Cách chưng tổ yến cho bé
Sau khi đã xong khâu sơ chế tổ yến, các mẹ có thể tham khảo những công thức chưng tổ yến cho bé đơn giản và dễ thực hiện dưới đây:
Chưng tổ yến cho bé với đường phèn
Nguyên liệu:
- 1-3g tổ yến
- 1 chút đường phèn
Cách chưng:
- Tổ yến sau khi đã sơ chế làm sạch lông và các tạp chất, các mẹ cho tổ yến đã làm sạch và đường phèn vào một bát ăn cơm (hay thố nhỏ) cùng một lúc rồi đổ nước đầy bát.
- Đặt bát vào nồi đã chuẩn bị sẵn, đổ nước vào ngập 1/4 thân của bát.
- Đậy nắp nồi, bật lửa vừa đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa lại. Tùy từng loại yến sào là yến đảo hay yến nhà mà cách chưng tổ yến cho bé dài hay ngắn. Thông thường chỉ nên chưng trong khoảng 20 phút là vừa đủ, không nên chưng tổ yến quá lâu vì sẽ làm yến bị nhão ra, mất hết chất dinh dưỡng và mùi đặc trưng của tổ yến.
- Sau khi thấy tổ yến đã đạt được độ mềm mà bé nhà bạn thường ăn thì tắt lửa. Có thể dùng yến nóng hay để lạnh đều được.
Cách chưng yến cho bé với táo đỏ
Nguyên liệu:
- 1 tai yến lớn
- 10 hạt sen
- 3 hạt bạch quả.
- 10 quả táo đỏ
- 20g đường phèn
Cách chưng:
- Hạt sen, táo đỏ và bạch quả luộc riêng từng loại cho mềm.
- Cho đường phèn vào nồi nhỏ, thêm nước nấu tan, sau đó lược sạch.
- Cho tất cả nguyên liệu vào thố hoặc bát chưng cách thủy 45 phút là được. Có thể dùng yến nóng hay để lạnh đều được.
Cách chưng tổ yến cho bé với hạt sen
Nguyên liệu:
- 1-3g yến
- 1 thìa cafe đường phèn
- 3-5 hạt sen (khô hoặc tươi)
- Nước sạch và thố chưng yến
Cách chưng:
- Hạt sen tươi bỏ tâm, hạt sen khô thì ngâm 30 phút cho mềm sau đó rửa sạch.
- Cho hạt sen vào nồi với 1 bát con nước và luộc cho đến khi hạt sen chín nhừ.
- Cho 1 thìa cà phê đường phèn vào nồi hạt sen luộc thêm 2-3 phút.
- Cho yến vào thố cùng hạt sen và nước đường vào, đổ nước ngập 2/3 thố và đặt vào nồi hấp cách thủy 15-20 phút là được.
Cách chưng tổ yến cho bé với hạt chia
Nguyên liệu:
- 1-3g yến sào
- 1 thìa hạt chia
- 1 thìa đường phèn
- Nước lọc
- Thố chưng yến
Cách chưng:
- Cho yến, hạt chia và đường phèn vào thố, đổ ngập nước và đậy nắp thố lại.
- Đặt thố vào nồi, đổ nước ngập 2/3 thố rồi chưng yến 30-40 phút là được.
- Yến chưng hạt chia cho bé nên được để nguội sẽ dễ ăn hơn.
Cách chưng tổ yến cho bé bị ho
Nguyên liệu:
- 10g yến đã được sơ chế sạch sẽ
- 1 nắm gạo nếp, 1 nắm gạo tẻ
- 30g ức gà
- 1 nhánh gừng
- Nửa củ cà rốt
- Một số gia vị khác như mắm, hạt nêm, muối, dầu ăn,…
Cách làm:
- Cho yến vào bát và đem hấp cách thủy trong vòng 30 phút.
- Khi yến chín, vớt ra và thái nhỏ để bé ăn không bị hóc.
- Sơ chế thịt gà, làm sạch, luộc chín và xé nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy vào độ tuổi của các bé.
- Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch và mang đi nấu cháo, dùng nước luộc gà để nấu cháo là tốt nhất.
- Khi cháo chín nhừ, cho yến và thịt gà vào đun sôi 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Nêm gia vị cho vừa miệng (nếu bé đã trên 1 tuổi) và múc ra bát để bé ăn ngay khi còn nóng.
Một số lưu ý khi cho bé sử dụng tổ yến
Các mẹ cần đặc biệt lưu tâm chú ý những điều sau khi cho bé sử dụng tổ yến sào:
- Khi mới bắt đầu cho bé dùng tổ yến, chỉ nên thử 1 lượng nhỏ để xem phản ứng của bé với tổ yến có bị dị ứng hay không.
- Bổ sung yến sào cho bé từ từ và lâu dài với liều lượng từ ít đến nhiều, khoảng 70gam/ngày là đủ. Nên cho bé dùng khi bụng đói, vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để dưỡng chất được hấp thụ tốt nhất.
- Tổ yến chỉ là thực phẩm chức năng nhằm bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho bé, vì thế, bé cần được cung cấp chế độ ăn đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện nhất.
- Việc lạm dụng tổ yến cho bé có thể phản tác dụng khiến bé biếng ăn hơn, tăng tình trạng suy dinh dưỡng vì tổ yến có vị ngọt, dễ dùng, hợp khẩu vị có thể khiến bé chỉ ăn yến sào mà không chịu hợp tác ăn các loại thực phẩm khác. Vì vậy mà cần lưu ý đến khẩu phần dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn dặm cho bé để hạn chế nguy cơ này.
Xem thêm : Cách chế biến vây cá mập khô thành món ăn bổ dưỡng
Trên đây là tổng hợp các cách chưng tổ yến cho bé đơn giản và chi tiết nhất, các mẹ có thể tham khảo để hỗ trợ các bé phát triển thể lực, ngoại hình, hệ miễn dịch và trí tuệ. Nếu có thắc mắc gì về chưng tổ yến cho bé, hãy liên hệ ngay với Sức khỏe xanh 4H để được giải đáp.