Yến là thực phẩm cung cấp nguồn năng lượng lớn cùng hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho cơ thể. Bất kỳ ai cùng có thể sử dụng yến nhưng tùy độ tuổi sẽ có thời gian và liều lượng sử dụng nhất định. Đặc biệt là trẻ em thì càng phải có chế độ ăn yến nghiêm ngặt hơn vì hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé còn chưa hoàn chỉnh. Do đó, các mẹ cần cho bé sử dụng đúng liều lượng theo từng lứa tuổi, đặc biệt là cần chọn thời gian phù hợp. Vậy ăn yến lúc nào tốt nhất cho bé? Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây nhé.

Trẻ nhỏ có thể sử dụng yến hay không?
Trẻ nhỏ có thể sử dụng yến hay không?

Nội dung bài viết

Thành phần dinh dưỡng của yến

Yến được xem là thực phẩm vàng và xếp vào hàng cao lương mỹ vị bởi tác dụng tuyệt vời tới cơ thể thông qua hàm lượng thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g yến có chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Protein là thành phần chính chiếm tới 50%-60% có trong yến. Đây là cũng là thành phần quan trọng của cơ thể. Protein có tác dụng thúc đẩy việc xây dựng các tế bào và mô, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Carbohydrate cũng chiếm tới 36% – 39% trong thành phần của yến. Trong đó, Axit sialic là Carbohydrate chính, có tác dụng xây dựng và phát triển cấu trúc não, đặc biệt có tác dụng tốt đối với trẻ nhỏ.
  • Axit amin: Trong yến có tới 20 loại Axit amin khác nhau. Đặc biệt trong số đó có tới 18 loại Axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Các Axit amin này có vai trò quan trọng trong việc phát triển và phục hồi các mô trong cơ thể.
    Nguyên tố vi lượng và khoáng chất: Trong thành phần của yến có hơn 30 loại nguyên tố khác nhau như sắt, kẽm, mangan, crom, magie,…đều có tác dụng nhất định đến các bộ phận trong cơ thể.

Xem thêm : Ăn yến có mập không? Ăn yến như thế nào cho đúng?

Tác dụng của yến đối với trẻ nhỏ

Như đã nói, yến có tác dụng rất tốt đối với cơ thể, cho dù là người lớn, trẻ nhỏ hay người già. Với mỗi lứa tuổi, tác dụng của yến cũng có sự khác nhau.

Đối với trẻ nhỏ, yến có các tác dụng chính như sau:

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  • Hỗ trợ thúc đẩy quá trình phát triển tế bào, mô, cơ.
  • Tăng cường hệ tiêu hóa, kích thích trẻ ăn ngon miệng và giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
  • Tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ phát triển hoàn thiện não bộ và hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ.
  • Làm sạch phổi và hạn chế các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Giúp xương và răng chắc khỏe.

Bên cạnh đó, sử dụng yến còn đem lại nhiều tác dụng tốt như kích thích sự phát triển của các tế bào, kích thích sự phát triển thể trạng của trẻ, giúp trẻ ngủ ngon hơn,… Đặc biệt, tuy có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng sử dụng yến thường xuyên vẫn rất tốt cho trẻ mà không gây ra hiện tượng dậy thì sớm. Do đó, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho bé sử dụng yến, tuy nhiên chỉ nên sử dụng theo liều lượng cho phép.

Yến có tác dụng tốt trong sự phát triển của bé
Yến có tác dụng tốt trong sự phát triển của bé

Bé bao nhiêu tuổi thì có thể sử dụng yến?

Trẻ em là đối tượng chưa có sự phát triển hoàn thiện cơ thể nên việc sử dụng thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như yến thì phải cẩn thận. Lưu ý, không phải tuổi nào trẻ cũng có thể sử dụng yến. Theo các nghiên cứu thì độ tuổi sử dụng yến dành cho bé được xác định như sau:

  • Trẻ em từ 0 – 12 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa non nớt đồng thời nguồn dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn này là sữa mẹ nên không cho trẻ sử dụng yến. Ngoài ra, các bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu cũng được khuyên là không nên sử dụng yến.
  • Trẻ em từ 12 tháng đến 3 tuổi: Trong độ tuổi này trẻ đã bắt đầu có thể sử dụng yến tuy nhiên liều lượng và tần suất sử dụng thì các mẹ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng. Các mẹ có thể cho trẻ sử dụng liều lượng khoảng 0,5gr sau đó theo dõi 24 tiếng để xác định trẻ có an toàn khi sử dụng yến hay không.
  • Trẻ từ 3 tuổi đến 10 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ phát triển trí não và thể chất đồng thời cũng là giai đoạn có sự nghịch ngợm và vận động nhiều, do đó trẻ hoàn toàn có thể sử dụng yến với liều lượng cao hơn với tần suất tương tự như người lớn. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên cho trẻ sử dụng nhiều và liên tục, cách tốt nhất là vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng.
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Với lứa tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ cơ bản đã hoàn thiện và hoạt động ổn định nên trẻ có thể sử dụng yến với liều lượng và tần suất cao hơn.

Xem thêm : [Giải đáp] 1kg tổ yến giá bao nhiêu?

Ăn yến lúc nào tốt nhất cho bé?

Không giống với các thực phẩm khác, việc sử dụng yến cần có liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng nhất định để đảm bảo cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng.

Liều lượng sử dụng yến cho bé

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì liều lượng thích hợp để trẻ sử dụng là như sau:

  • Đối với trẻ từ 12 tháng đến 3 tuổi: Trong giai đoạn này trẻ chỉ nên tập làm quen với việc sử dụng yến, do đó liều lượng thích hợp chỉ từ 0,5gr. Sau khi trẻ đã quen thì tăng dần liều lượng lên 1-2gr/lần. Các mẹ nên cho trẻ sử dụng từ 2-3 lần/tuần và không nên sử dụng liên tục mỗi ngày mà nên sử dụng cách ngày để cơ thể trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
  • Đối với trẻ từ 3 tuổi đến 10 tuổi: Vì là giai đoạn trẻ hoạt động nhiều nên liều lượng sử dụng yến cũng tăng lên 2-3gr/lần. Tuy nhiên, tần suất sử dụng cũng chỉ nên dùng 3 lần/tuần.
  • Đối với trẻ 10 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này là trẻ có thể sử dụng liều lượng và tần suất như người lớn. Tuy nhiên các mẹ cũng không nên cho trẻ dùng quá 3gr mỗi lần và quá 3 lần/tuần.
Trẻ chỉ nên sử dụng yến theo liều lượng và tần suất nhất định
Trẻ chỉ nên sử dụng yến theo liều lượng và tần suất nhất định

Thời gian “vàng” để cho bé sử dụng

Sử dụng yến bất kể thời gian tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng sẽ khiến tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng không đạt hiệu quả cao. Do đó, để cơ thể trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất thì các mẹ nên lựa chọn các khoảng thời gian sau:

Sử dụng vào buổi sáng sớm khi bụng đói

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì thời điểm sáng sớm khi bụng đói là thích hợp nhất cho trẻ sử dụng yến. Lúc này bụng trẻ đang trống rỗng nên khi sử dụng thì chất dinh dưỡng trong yến sẽ được cơ thể hấp thụ hoàn toàn. Mặt khác, một chén yến buổi sáng giúp trẻ tỉnh táo và có nhiều năng lượng hơn cho ngày mới.

Đối với những trẻ thừa cân, béo phì thì việc sử dụng 01 phần yến buổi sáng là đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Còn đối với những trẻ bình thường hoặc trẻ suy dinh dưỡng thì có thể bổ sung thêm trái cây hoặc các thực phẩm nhẹ khác sau khi đã sử dụng yến.

Sử dụng giữa 02 bữa chính

Khoảng thời gian giữa 02 bữa chính cũng là thời điểm thức ăn được tiêu hóa hết do đó việc bổ sung yến cũng đem lại hiệu quả hấp thụ cao. 02 bữa chính được xác định ở đây là bữa trưa và bữa tối. Để xác định đúng thời gian cho trẻ sử dụng thì mẹ cần xác định thời gian sẽ cho trẻ ăn bữa trưa và bữa tối. Ví dụ: Nếu thời gian ăn trưa của trẻ là 11h30 và thời gian ăn tối là 18h thì thời gian thích hợp để sử dụng yến là khoảng 15h.

Trong khoảng thời gian này cơ thể trẻ sẽ cảm thấy hơi đói nhưng thời gian ăn tối chưa đến nên việc bổ sung thêm 1 chén yến giúp trẻ có thêm năng lượng để hoạt động. Ngoài ra, sử dụng yến lúc này còn giúp trẻ giảm căng thẳng và mệt mỏi đồng thời các chất dinh dưỡng cũng được hấp thụ và chuyển hóa hiệu quả.

Yến chưng đường phèn là món ăn chế biến từ yến đơn giản
Yến chưng đường phèn là món ăn chế biến từ yến đơn giản

Sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ

Ngay sau bữa tối mẹ không nên cho trẻ sử dụng ngay yến mà nên đợi trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45p. Đây là lúc mà lượng thức ăn buổi tối đã được cơ thể tiêu hóa nên trẻ có thể cảm thấy đói. Do vậy, các mẹ cho trẻ sử dụng yến vừa giúp giảm cơn đói, vừa giúp việc hấp thụ chất dinh dưỡng được hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ sử dụng nhiều mà nên dùng một lượng vừa phải theo đúng liều lượng để trẻ không cảm thấy quá no. Mặt khác, sử dụng yến lúc này sẽ giúp trẻ thoải mái hơn, ngủ ngon hơn và giúp cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.

Hướng dẫn một vài món ăn với yến ngon miệng cho trẻ

Để cho trẻ sử dụng yến thì các mẹ có thể lựa chọn nhiều cách chế biến khác nhau. Dưới đây là một vài cách chưng yến ngon và giàu dinh dưỡng cho trẻ mà các mẹ có thể dễ dàng thực hiện:

Yến chưng đường phèn

Đây là món ăn đơn giản và cơ bản nhất khi sử dụng yến mà không chỉ trẻ mà bất kể ai cũng có thể sử dụng.

Nguyên liệu

  • Yến sào: 1-3g (tùy lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ)
  • Đường phèn: 2-3 muỗng cà phê
  • Nước sạch: 350ml
  • Chén sứ có nắp và nồi hấp

Cách thực hiện

  • Bước 1: Yến ngâm nở trong khoảng 20-30 phút và làm sạch. Sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Bước 2: Cho yến và nước sạch vào chén sứ. Đặt chén yến vào nồi hấp và thực hiện chưng cách thủy từ 15-30 phút.
  • Bước 3: Cho đường phèn vào chén yến và chưng thêm 5 phút để yến ngấm. Tùy khẩu vị của trẻ mà mẹ cân nhắc cho liều lượng đường phù hợp. Yến sau khi chưng xong có thể sử dụng khi còn nóng hoặc để lạnh đều được.
    Mẹ có thể cho thêm gừng nếu trẻ bị cảm cúm hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, mẹ có thể thay thế đường phèn bằng mật ong để vừa thay đổi khẩu vị vừa giúp điều trị bệnh ho của trẻ.
Yến chưng đường phèn dễ làm và thơm ngon
Yến chưng đường phèn dễ làm và thơm ngon

Yến chưng đường phèn táo đỏ

Yến chưng theo cách này giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch đồng thời giúp phát triển não bộ và xương cho trẻ.

Nguyên liệu

  • Yến sào: 1-3g (tùy lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ)
  • Đường phèn: 2-3 muỗng cà phê
  • Táo đỏ: 2 quả
  • Nước sạch: 350ml
  • Chén sứ có nắp và nồi hấp

Cách thực hiện

  • Bước 1: Yến ngâm nở trong khoảng 20-30 phút và làm sạch. Sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Bước 2: Táo đỏ ngâm 10-15 phút để táo nở, sau đó rửa sạch.
  • Bước 3: Cho yến, táo đỏ và nước sạch vào chén sứ. Đặt chén yến vào nồi hấp và thực hiện chưng cách thủy từ 15-30 phút.
  • Bước 4: Cho đường phèn vào chén yến và chưng thêm 5 phút để yến ngấm. Tùy khẩu vị của trẻ mà mẹ cân nhắc cho liều lượng đường phù hợp. Yến chưng đường phèn táo đỏ có thể sử dụng nóng hoặc lạnh đều được.
Yến chưng đường phèn táo đỏ không bị ngán
Yến chưng đường phèn táo đỏ không bị ngán

Yến chưng hạt sen

Phương pháp này giúp tăng cường vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời giúp trẻ ngủ ngon hơn và giảm các vấn đề về thần kinh.

Nguyên liệu

  • Yến sào: 1-3g (tùy lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ)
  • Đường phèn: 2 muỗng cà phê
  • Hạt sen: 3-5 hạt
  • Nước sạch: 350ml
  • Chén sứ có nắp và nồi hấp

Cách thực hiện

  • Bước 1: Yến ngâm nở trong khoảng 20-30 phút và làm sạch. Sau đó vớt ra và để ráo nước.
  • Bước 2: Đối với hạt sen tươi thì thực hiện bỏ tâm sen để tránh bị đắng. Đối với hạt sen khô thì ngâm khoảng 30 phút để hạt mềm, sau đó rửa sạch.
  • Bước 3: Cho hạt sen vào luộc chín nhừ sau đó cho thêm đường phèn và luộc thêm 2-3 phút.
  • Bước 4: Cho yến, hạt sen và nước luộc ở trên vào chén sứ. Đặt chén yến vào nồi hấp và thực hiện chưng cách thủy từ 15-30 phút.
  • Bước 5: Cho đường phèn vào chén yến và chưng thêm 5 phút để yến ngấm. Tùy khẩu vị của trẻ mà mẹ cân nhắc cho liều lượng đường phù hợp. Yến chưng hạt sen có thể sử dụng nóng hoặc lạnh đều được.
Yến chưng hạt sen giúp an thần
Yến chưng hạt sen giúp an thần

Những lưu ý khi cho bé sử dụng yến

Khi cho trẻ sử dụng yến thì mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Cho trẻ sử dụng đúng thời điểm và thời gian nhất định trong ngày: Việc sử dụng đúng thời điểm và thời gian sẽ giúp cơ thể trẻ hấp thu tốt hơn đồng thời cũng không ảnh hưởng đến các bữa ăn khác.
  • Không lạm dụng quá nhiều yến: Cơ thể trẻ hấp thu yến có giới hạn do đó việc sử dụng nhiều hơn liều lượng quy định sẽ khiến lãng phí và tốn kém. Đồng thời, sử dụng nhiều yến có thể làm trẻ bị khó tiêu hoặc tiêu chảy do thừa chất.
  • Đảm bảo sức khỏe trẻ có thể sử dụng yến: Mặc dù yến có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cũng như hồi phục cơ thể nhưng không phải khi bị bệnh nào trẻ cũng có thể sử dụng yến. Khi trẻ mắc một số bệnh như cảm lạnh, viêm da hoặc bệnh về đường tiêu hóa thì không nên cho trẻ sử dụng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.
  • Không nên cho trẻ vận động mạnh sau khi sử dụng: Yến cần một khoảng thời gian để tiêu thụ và chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, việc vận động mạnh sau khi sử dụng yến có thể gây nên các bệnh về đường tiêu hóa của trẻ.
  • Nên sử dụng yến thật có nguồn gốc rõ ràng: Yến thật sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ. Việc lựa chọn yến có nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp bảo vệ cơ thể trẻ đồng thời cũng giúp việc khiếu nại nếu có vấn đề được thực hiện đảm bảo hơn.

Xem thêm : [Giải đáp thắc mắc] Ăn lông yến có sao không?

Những thông tin trên giúp mẹ trả lời được câu hỏi ăn yến lúc nào tốt nhất cho bé. Vì trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp yến sào nên mẹ hãy lựa chọn các đơn vị uy tín như Sức khỏe xanh để đảm bảo nhận được sản phẩm yến cao cấp, chất lượng. Công ty cam kết các sản phẩm yến không chứa chất bảo quản, không chất tạo bọt, chất tạo mùi. Sức khỏe xanh 4H đã nhận được đánh giá tích cực từ người tiêu dùng. Để tìm hiểu thêm thông tin và đặt hàng yến sào chất lượng thì bạn hãy truy cập website: Suckhoexanh4h.com ngay nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *