Cách chế biến yến sào cho bé và sao cho giữ lại được nhiều chất bổ dưỡng nhất có thể không phải ai cũng biết. Tuy yến sào là một loại thực phẩm có rất nhiều chất dinh dưỡng, chắc hẳn ai cũng đều biết rồi. Nhưng làm sao để chế biến sào, nhất là cách chế biến yến sào cho bé ngon và nhưng vẫn có thể đảm bảo được lượng chất dinh dưỡng ở tổ yến mới là điều quan trọng.
Các mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách làm chi tiết nhé!
Nội dung bài viết
Tìm hiểu về yến sào
Yến sào hay được gọi là tổ chim yến, hay tổ yến (tức là tổ chim yến làm ở trong hang, động, sào huyệt). Yến sào là một loại tổ có thể ăn được làm từ nước miếng (nước dãi) con chim yến. Đây là một loại thực phẩm – dược phẩm nổi tiếng và bổ dưỡng. Ngày xưa khi chưa ai biết nhiều và có mô hình kinh doanh về yến sào thì chúng chỉ được thu hoạch tại các vách đá cao trên các đảo yến nên số lượng cực kỳ ít. Đó cũng là lý do khiến yến sào trở thành món ăn quý hiếm và đắt đỏ.
Ngày nay, kinh tế thị trường ngày càng phát triển, người ta bắt đầu hình thành nghề nuôi chim yến trong nhà từ những nghiên cứu và tìm hiểu cặn kẽ về đặc tính của loài chim yến. Ngành nghề này đã xuất hiện từ rất rất lâu về trước, khoảng 1000 năm xuất hiện tại Trung Quốc, sau đó xuất hiện dần dần ở Hồng Kông, Nhật Bản, Triều Tiên, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam.
Yến sào ở Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và thành phần dinh dưỡng. Thực chất, nghề nuôi yến tức là dụ yến về ở trong nhà, nguồn thức ăn của chim yến vẫn hoàn toàn từ tự nhiên, con người không thể can thiệp vào được. Thức ăn chủ yếu của chim yến là ong, ruồi, các loại côn trùng có cánh,…
Xem thêm : Hướng dẫn cách chưng yến bằng nồi điện đơn giản, thơm ngon
Bé mấy tuổi có thể dùng được yến sào?
Trong giai đoạn cơ thể chưa phát triển ổn định và hệ miễn dịch còn non yếu; trẻ cần được bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để phục vụ nhu cầu phát triển thể chất và trí não. Theo các chuyên gia, khi bé bắt đầu ăn dặm là có thể dùng được yến sào.
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: tuyệt đối không được ăn yến sào vì trong thời gian này, bé chỉ nên bú sữa mẹ là chủ yếu, dạ dày của bé lúc này chưa sẵn sàng tiếp nhận món ăn nào khác ngoài sữa mẹ và sữa công thức.
- Trẻ em từ 6-12 tháng tuổi: giai đoạn này bé tập ăn dặm nên cần tập trung vào các loại thịt, cá, rau củ quả. Việc sử dụng yến sào không thực sự cần thiết, có thể gây đau bụng do hệ tiêu hóa không thể xử lý hết chất dinh dưỡng. Nếu vẫn muốn bổ sung yến sào cho bé, có thể chưng yến sào rồi cho vào sữa bột.
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên: lúc này các bé hoạt động nhiều hơn nên cũng cần bổ sung các dưỡng chất nhiều hơn. Sử dụng yến sào vào giai đoạn này là hợp lý nhất.
Cách sơ chế yến sào cho bé
Bước đầu tiên trong khâu chế biến yến sào cũng đặc biệt quan trọng đó là bước sơ chế yến. Thường các mẹ sẽ mua yến chưa sơ chế về và tự làm sạch để tiết kiệm hơn và không bị chất bảo quản so với yến đã được tinh chế sẵn. Vì thế, muốn làm sạch được yến mà vẫn giữ được nhiều dưỡng chất nhất có thể thì phải có cách sơ chế đúng.
Để sơ chế tổ yến, các mẹ cần chuẩn bị đầy đủ:
- 1 cái chậu
- 1 chiếc kẹp gắp
- 1 cái thìa
- 1 cái bát
- 1 cái rây to
Lưu ý: Đảm bảo các dụng cụ phải sạch sẽ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trên, chúng ta sẽ cùng đi vào bước thực hiện sơ chế yến:
- Tùy loại yến và độ dày mỏng của tổ yến mà chúng ta ngâm trong khoảng từ 1-3 giờ, ngâm đến khi nào tổ yến tơi ra là được. Dùng kẹp gắp, nhúng rửa từng chút một cho thật sạch tạp chất và lông yến.
- Tách tổ yến ra thành từng sợi, sau đó cho yến vào rây, đặt rây vào chậu nước, dùng thìa khuấy nhẹ, nhấc rây lên xuống. Lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài, làm lại liên tục như vậy nhiều lần sẽ có yến sạch mà không bị mất dưỡng chất.
- Có thể thực hiện cùng lúc 2-3 tổ yến, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản dùng dần nhưng phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối không để yến còn nước.
Cách chế biến yến sào cho bé
Sau khi đã xong bước sơ chế yến sạch sẽ, các mẹ có nhiều cách chế biến yến sào cho bé. Dưới đây là một số công thức chế biến yến sào cho bé đa dạng và bổ dưỡng.
Cách chế biến yến sào với đường phèn
Nguyên liệu:
- 1-3 gam tổ yến
- 1 ít đường phèn
Cách chế biến:
- Cho tổ yến đã làm sạch và đường phèn vào một bát nhỏ (như bát ăn cơm) cùng một lúc. Đổ nước đầy bát.
- Đặt bát vào nồi đã chuẩn bị sẵn trước đó, đổ nước vào nồi cho vừa ngập 1/4 bát.
- Đậy nắp nồi, cho lửa lớn vừa đủ đến khi nước sôi rồi vặn nhỏ lửa. Tùy từng loại yến mà thời gian chưng dài hay ngắn. Thông thường chỉ nên chưng trong khoảng 20 phút là đủ. Không nên chưng tổ yến quá lâu vì sẽ khiến yến bị nhão ra, làm mất chất dinh dưỡng và mùi đặc trưng của tổ yến.
- Sau khi thấy tổ yến đã đạt được độ mềm tùy vào độ tuổi của các bé, các mẹ tắt lửa và dùng yến ngay khi còn nóng hay để lạnh đều được.
Cách chế biến yến với táo đỏ
Nguyên liệu:
- 1 tai yến lớn
- 10 hạt sen
- 3 hạt bạch quả
- 10 quả táo đỏ
- 20g đường phèn
Cách chế biến:
- Hạt sen, táo đỏ, bạch quả luộc riêng từng loại cho mềm.
- Cho đường phèn vào nồi nhỏ, thêm nước nấu tan, sau đó lược sạch.
- Cho tất cả nguyên liệu vào thố chưng cách thủy 45 phút là được. Có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy ý thích.
Cách chế biến yến với hạt sen
Nguyên liệu:
- 1-3 gam yến
- 1 thìa cafe đường phèn
- 3-5 hạt sen (khô hoặc tươi đều được)
- Nước sạch và thố chưng yến
Cách chế biến:
- Hạt sen tươi thì bỏ tâm sen, hạt sen khô thì ngâm 30 phút cho mềm, sau đó rửa sạch.
- Cho hạt sen vào nồi, thêm 1 bát con nước và luộc cho đến khi hạt sen chín mềm nhừ.
- Cho 1 thìa cafe đường phèn vào nồi hạt sen rồi luộc thêm 2-3 phút.
- Cho yến vào thố, đổ cả hạt sen và nước đường vào. Đổ nước ngập 2/3 thố và đặt vào nồi hấp cách thủy 15-20 phút là dùng được. Có thể dùng nóng hoặc lạnh.
Cách chế biến yến với hạt chia
Với hạt chia mẹ nên chế biến với yến khi bé đã trên 1 tuổi để tránh hóc hạt chia.
Nguyên liệu:
- 1-3 gam yến sào
- 1 thìa hạt chia
- 1 thìa đường phèn
- Nước lọc, thố yến chưng
Cách chế biến:
- Cho yến, hạt chia và đường phèn vào thố, đổ ngập nước và đậy nắp thố lại.
- Đặt thố vào nồi, đổ nước ngập 2/3 thố rồi chưng yến 30-40 phút là được.
- Yến chưng hạt chia cho bé nên được để nguội cho con dễ ăn hơn.
Những lưu ý các mẹ cần biết khi cho bé dùng yến sào
Hệ miễn dịch của các bé vẫn đang thời gian phát triển và hình thành nên các mẹ cần đặc biệt lưu ý khi cho bé ăn các loại thực phẩm, yến sào cũng không ngoại lệ. Vì thế, mẹ cần phải lưu ý những điều sau đây khi cho bé dùng yến sào:
- Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng, tổ yến phải rõ nguồn gốc và được kiểm chứng đảm bảo an toàn chất lượng.
- Nên chưng yến trong khoảng 4-5 giờ để tổ yến mềm hẳn ra bé sẽ ăn và tiêu hóa hơn.
- Thời gian cho bé sử dụng yến sào tốt nhất đó chính là buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Xem thêm : Bật mí cách bảo quản tổ yến không lo hư hỏng, mất chất
Trên đây là các cách chế biến yến sào cho bé và một số công thức với yến sào đầy đủ dưỡng chất các mẹ cần biết. Hy vọng các mẹ sẽ chưng được cho bé những bát yến sào ngon mát và bổ dưỡng. Nếu còn thắc mắc, các mẹ đừng ngần ngại liên hệ ngay với Sức Khỏe Xanh để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé!